3 cách chẩn đoán hình ảnh nguyên nhân gây đau bụng kinh

Chào bác sĩ. Em năm nay 20 tuổi, thời gian trước đây em cũng bị đau nhưng chỉ là những cơn đau lâm râm nhẹ trong một buổi rồi hết hẳn. Nhưng không hiểu sao, khoảng 8 tháng trở lại đây mỗi lần tới chu kỳ là em bị đau bụng kinh dội, ngoài ra em còn kèm theo triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi và không thể làm được gì trong những ngày hành kinh. Bác sĩ cho em hỏi ngoài siêu âm để chẩn đoán nguyên nhân gây đau bụng thì còn có cách nào khác không? Rất mong bác sĩ giải đáp đáp em sớm ạ. Em cảm ơn! (Thanh Thảo – Cà Mau).
Trả lời:

Bạn Thanh Thảo thân mến!

Rất vui vì bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến chúng tôi, sau đây là những giải đáp thắc mắc dành cho bạn.

Đau bụng kinh là triệu chứng thường gặp ở chị em, với mức độ đau nặng nhẹ khác nhau và đau bụng khi hành kinh có hai dạng đó là đau bụng kinh sinh lý và bệnh lý. Đối với trường hợp của bạn tình trạng đau bụng kinh diễn ra ngày càng nặng và kéo dài trong một khoảng thời gian đã lâu thì bạn cần nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám bởi rất có thể lúc này bạn đã bị bệnh phụ khoa nào đó liên quan đến buồng trứng, tử cung (do mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng…). Để kiểm tra nguyên nhân gây bệnh ngoài siêu âm thì tùy theo mức độ bệnh sẽ được hướng dẫn thăm khám chẩn đoán hình ảnh bằng chụp cộng hưởng từ, scan…

Một số cách giúp chẩn đoán hình ảnh tìm ra nguyên nhân gây đau bụng kinh

1. Siêu âm

Bệnh nhân có thể được thực hiện siêu âm trên vùng bụng dưới hoặc qua ngã âm đạo hay còn gọi là siêu âm đầu dò (siêu âm qua ngã âm đạo chỉ áp dụng với người đã quan hệ tình dục), đây là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng âm thanh tần số cao để tạo ra hình ảnh của các cơ quan của tử cung, cổ tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng để kiểm tra những bất thường trong vùng chậu.

2. CT scan hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI)

 CT scan là kỹ thuật kết hợp hình ảnh X-quang chụp từ nhiều góc độ để tạo ra hình ảnh cắt ngang của xương, các cơ quan và các mô mềm khác bên trong cơ thể của bạn. Còn MRI sử dụng sóng vô tuyến điện và từ trường mạnh mẽ để tạo ra hình ảnh chi tiết của cấu trúc nội bộ. Cả hai kỹ thuật này đều cung cấp những hình ảnh chi tiết và rõ nét hơn so với siêu âm, giúp bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh được chính xác hơn.

3. Nội soi ổ bụng

Thủ thuật này được thực hiện bằng một sống nhỏ gọi là ống nội soi, chọc vào ổ bụng thông qua một vết rạch nhỏ. Thông qua hình ảnh, bác sĩ sẽ phát hiện những bất thường trong vùng chậu, tuy nhiên đối với những bệnh nhân bị đau bụng kinh thì thường không áp dụng phương pháp này, nhưng nếu có nghi ngờ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung thì bệnh nhân sẽ được áp dụng kỹ thuật này để giúp chẩn đoán bệnh, tiên lượng và đưa ra phương pháp điều trị bệnh lạc nội mạc tử cung.  

Chuyên viên sản phụ khoa


Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline