Sốt khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Tôi muốn hỏi là hiện nay tôi đã có bầu được 13 tuần (theo phiếu siêu âm gần nhất) nhưng tôi lại bị sổ mũi, chóng mặt, ngứa cổ họng và có sốt nhẹ 37,5 đô. Tôi đã đi khám ở viện và được bác sỹ kê cho uống Panadol, vitaminC và thuốc chữa viêm đường hô hấp. Chương trình cho tôi xin hỏi liệu việc bị sốt và uống thuốc có ảnh hưởng gì đến thai nhi về hình dạng và cả trí não không?. Và có cách nào phát hiện được chính xác nhất xem thai nhi có bị sao không?
Trả lời:

Chào bạn.

Sốt tưởng có vẻ vô hại với người mẹ nhưng thực chất sốt có thể đe dọa nghiêm trọng tính mạng của thai nhi. Đặc biệt là thai nhi đáp ứng với tình trạng tăng nhiệt rất kém khi thai phụ bị sốt. Tùy theo tuổi thai mà có các nguy cơ như sẩy thai, sinh non, thai chết lưu.
Nói chung tình trạng sốt của thai phụ đều có liên quan đến bệnh lý, như nhiễm siêu vi lúc bắt đầu có thai, bị lây nhiễm trong thời kỳ mang thai; các trường hợp nhiễm khuẩn, như viêm bể thận, viêm nhau, màng ối... và nhiễm viêm gan siêu vi B...
Vì vậy nếu bị sốt trong khi mang thai, thai phụ cần phải đi khám và làm các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân. Nếu có nhiễm khuẩn thì phải dùng kháng sinh. Còn nếu sốt nhẹ có thể theo dõi 24-48 giờ, không nên vội vàng dùng thuốc kháng sinh.
Nếu thai đang trong thời kỳ 3 tháng đầu - là giai đoạn hình thành và cấu tạo tổ chức, nếu có sốt thì phải thận trọng và nên được bác sĩ thăm khám để đánh giá đúng tình trạng sốt. Nếu do nguyên nhân bội nhiễm vi khuẩn thì cần dùng kháng sinh để điều trị. Nói chung trong mọi trường hợp cần phải làm rõ nguyên nhân sốt để điều trị đúng.
Tuy nhiên, không nên lo lắng và lời khuyên với tất cả phụ nữ mang thai là nên đi khám định kỳ và có thể siêu âm đa chiều để kiểm tra khi thai được 13-14 tuần (nếu có dị tật thì bác sĩ sẽ tư vấn cách xử trí).
Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!

Chuyên gia sản phụ khoa.


Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline