Rối loạn kinh nguyệt kéo dài có phải bệnh gì không?

Chào bác sĩ, em bắt đầu có kinh nguyệt từ năm học lớp 8, đến giờ em đã 23 tuổi rồi mà kinh nguyệt vẫn không đều trong khi chế độ sinh hoạt, làm việc của em rất bình thường, không có gì xáo trộn. Bác sĩ cho em hỏi em có bị bệnh gì không và chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì được coi là bình thường?
Trả lời:

Chào em.

Thời gian trung bình của một chu kỳ kinh nguyệt là khoảng 28 ngày, tuy nhiên, khoảng thời gian này có thể khác nhau ở các chị em. Một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 21- 35 ngày cũng có thể được coi là bình thường. Có rất nhiều yếu tố tác động đến chu kì đèn đỏ như:

- Tuổi: Khi một cô gái bắt đầu có kinh, có thể có chu kỳ sẽ khá bất thường hoặc rất dài vì chưa ổn định, có khi kéo dài tới 45 ngày, kể từ ngày bắt đầu của một chu kì cho đến ngày đầu tiên của chu kì tiếp theo. Điều này là do nội tiết tố của người phụ nữ vẫn còn trong quá trình hoàn thiện và có thể mất một thời gian để các chu kì xuất hiện đều đặn. Ở thời kì này, các chu kì kinh nguyệt có thể không đoán trước được. Tương tự như vậy, khi người phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh hoặc kết thúc vòng đời sinh sản thì chị em sẽ nhận thấy thay đổi khác trong chu kỳ kinh nguyệt của mình.

- Yếu tố di truyền: Khoảng cách của các chu kỳ kinh nguyệt có thể bị ảnh hưởng bởi di truyền. Một người phụ nữ có thể có “mô hình” kinh nguyệt cụ thể gần giống với mẹ của mình, cả về thời gian và lượng máu.

- Căng thẳng, stress: Căng thẳng quá mức là một sự kiện thay đổi cuộc sống, có thể ảnh hưởng và có những thay đổi nhất định trong chu kì kinh nguyệt.

- Mất cân bằng nội tiết tố: Phương pháp ngừa thai, rối loạn ăn uống, tập thể dục không đúng cách, béo phì quá mức, và các lý do khác làm mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể làm thay đổi độ dài của chu kì kinh nguyệt của phụ nữ.

28 ngày được coi là thời gian trung bình của một chu kỳ kinh nguyệt và chu kỳ được cộng hoặc trừ đi 7 ngày (21 ngày hoặc 35 ngày) cũng có thể được như bình thường. Vì vậy, một số phụ nữ có chu kỳ ngắn hơn cũng là bình thường, hoặc dài hơn cũng không có gì khác thường, bởi nó phù hợp với cơ địa của mỗi người.

Chiều dài của chu kỳ kinh nguyệt được xem là bình thường nếu chu kì ngắn nhất và dài nhất không chênh nhau nhiều hơn 8 ngày. Vì vậy, nếu chu kỳ ngắn nhất của chị em là 25 ngày và dài nhất là 32 ngày thì được coi là phạm vi bình thường. Nếu khoảng cách này chênh nhau 8-20 ngày thì bị coi là chu kì bất thường, còn trên 21 ngày thì bị coi là rất bất thường, chị em cần lưu ý và đi khám càng sớm càng tốt.

Để chu kỳ kinh nguyệt đều đặn em giới nên tập cho mình thói quen sinh hoạt lành mạnh như tập thể dục , có chế độ ăn uống lành mạnh , tránh xa các chất kích thích…Nếu chu kỳ kinh nguyệt vẫn không đều và bất thường em nên đến các trung tâm chăm sóc sức khỏe để được bác sĩ cho lời khuyên cũng như  tư vấn phương pháp  điều trị phù hợp.

Chúc em sức khỏe.

Chuyên gia sản phụ khoa.


Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline