Các bước khám phụ khoa tổng quát

Xin bác sĩ cho biết các bước trong khám sức khỏe phụ khoa tổng quát?
Trả lời:

Chào bạn.

Khám phụ khoa là thủ thuật được thực hiện trong nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, đặc biệt trước khi cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, chẩn đoán và điều trị các bệnh phụ khoa nói chung và các nhiễm khuẩn đường sinh sản, các bệnh lây truyền qua đường tình dục nói riêng.

Khám phụ khoa bao gồm các bước chính như: khám bụng và bẹn, khám bộ phận sinh dục ngoài, khám âm đạo bằng dụng cụ.

Bước 1: Chuẩn bị
Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về lý do đến khám và tiền sử bệnh phụ khoa, tiền sử bệnh tật nói chung.

Bước 2: Khám vùng bụng dưới và vùng bẹn
Các bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh nằm tư thế sản khoa. Quan sát toàn bộ vùng bụng để phát hiện sẹo phẫu thuật ( nếu bệnh nhân đã làm phẫu thuật vùng bụng), dịch cổ chướng, tuần hoàn bàng hệ ( nếu bệnh nhân bị bệnh lý gan mật).

Tiếp đó các bác sĩ sẽ khám vùng của bụng, xác định xem có khối u không. Nếu có cần xác định vị trí của khối u, kích thước khối u, mật độ, di động, đau.
- Nếu người bệnh có đau bụng, bác sĩ sẽ xác định điểm đau, phản ứng thành bụng.
- Nếu người bệnh có vết loét vùng bẹn, các bác sĩ sẽ sờ nắn cả hai bẹn để xác định hạch, khối u hay sưng.

Bước 3: Khám bộ phận sinh dục ngoài
- Kiểm tra vùng mu, âm vật và vùng tầng sinh môn.
- Khám hai môi lớn, môi nhỏ, âm vật, lỗ niệu đạo, lỗ âm đạo và các tuyến dịch. Nếu nghi có viêm nhiễm, các bác sĩ sẽ cho xét nghiệm chất dịch.
- Kiểm tra xem có sa thành trước hay sau của âm đạo hay không.
- Kiểm tra xem có sẹo, tổn thương, viêm nhiễm hay có trầy trợt trên da tầng sinh môn không.

Bước 4: Khám bằng mỏ vịt
- Quan sát các thành âm đạo.
- Quan sát cổ tử cung, lỗ cổ tử cung để phát hiện tổn thương.
- Lấy bệnh phẩm tế bào cổ tử cung, phết lên lam kính để xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung.
- Nếu cổ tử cung dễ chảy máu hay có nhiều chất nhầy, các bác sĩ sẽ lấy một mẫu để nhuộm gram và xét nghiệm lậu cầu và chlamydia.

Bước 5: Khám âm đạo phối hợp nắn bụng
- Khám cổ tử cung, tử cung và 2 phần phụ để xác định vị trí, mật độ, kích thước, tư thế, hình dạng, các túi cùng âm đạo.
- Nếu có khối u, các bác sĩ sẽ xác định: vị trí, hình dạng, kích thước, mật độ, đau, liên quan với tử cung.

Bước 6: Khám trực tràng và phối hợp nắn bụng
- Bước này được thực hiện khi không tiếp cận được bằng đường âm đạo hoặc bệnh cảnh cụ thể đòi hỏi phải đánh giá thêm bằng khám trực tràng (như khám ung thư phụ khoa).
- Khám độ dài, kích thước, hình dạng của cổ tử cung. Xác định vị trí, mật độ của cổ tử cung.
- Khám túi cùng Douglas.
- Xác định, đánh giá mật độ dây chằng ngang cổ tử cung.

Bước 7: Làm các xét nghiệm cận lâm sàng
Sau khi khám phụ khoa, bác sĩ sẽ có chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết tùy theo tình trạng bệnh lý của người bệnh như: Làm các xét nghiệm: máu, dịch âm đạo, tế bào, vi khuẩn, ký sinh trùng, nội tiết tố.

Bước 8: Hoàn thành khám phụ khoa
Sau khi có kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ thông báo, giải thích về kết quả khám bệnh cho bệnh nhân, tư vấn điều trị và hẹn lịch tái khám.

Chuyên gia sản phụ khoa


Bình luận

3
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!
    "VẠCH MẶT" 3 bệnh phụ khoa nguy hiểm gây đau bụng kinh!

    Với phụ nữ, các chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu tốt cho khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơn đau bụng kinh lại luôn gây ra sự mệt mỏi, khó chịu. Không những vậy, chúng còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. Đó là những bệnh nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  •  Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung
    Cập nhật 3 phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

    Bệnh lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng dưới khi hành kinh (mức độ đau nặng nhẹ ở mỗi người sẽ khác nhau), gây đau khi sinh hoạt vợ chồng, hạn chế khả năng làm việc, thậm chí là gây ra tình trạng hiếm muộn…nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thường ngày của chị em. Với sự phát triển của y học, đã có nhiều phương pháp điều trị hội chứng này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau:

  •  3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung
    3 chất chiết xuất từ tự nhiên giúp cải thiện lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) ngoài gây tình trạng đau bụng dưới dữ dội khi hành kinh thì người bệnh còn có triệu chứng đau khi quan hệ, tiêu chảy, mệt mỏi, táo bón… Bên cạnh các phương pháp điều trị hiện nay như dùng thuốc giảm đau, thuốc nội tiết… thì chị em có thể áp dụng thêm một số chất chiết xuất từ tự nhiên như trà xanh, nho, nghệ giúp giảm các triệu chứng bệnh LNMTC.

Tư vấn Zalo Tư vấn Zalo
Tư vấn hotline Tư vấn hotline